moduc2moduc2

Nên xét tốt nghiệp với học sinh phổ thông

Đánh giá với quan điểm cá nhân về Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, ông Lê Như Tiến - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội cho rằng, kỳ thi đã đạt được đúng mục đích yêu cầu đề ra của Bộ GD&ĐT.

Kỳ thi cũng đã giảm tải cho học sinh, không những giảm tải cho học sinh mà còn giảm tải cho cả phụ huynh, cho toàn xã hội. Điều đó là thắng lợi lớn nhất, và vẫn đánh giá được chất lượng đào tạo.

Ông Tiến cũng cho biết, ngay sau kỳ thi quốc gia vừa qua ông đã tiến hành khảo sát nhỏ quanh các điểm thi thì thấy những gương mặt của học sinh, phụ huynh tươi tắn hơn, thấy ít những giọt nước mắt từ phía học sinh, phụ huynh. Đó là đạt được yêu cầu học gì thi nấy.


Ông Lê Như Tiến: Việc tốt nghiệp của học sinh phổ thông nên thông qua hình thức xét và giao cho địa phương làm. Ảnh VNN

Trong kỳ thi vừa qua, ông Tiến đánh giá cao sự phối hợp giữa Bộ GD&ĐT với các ngành, các cấp, từ công an, đoàn thanh niên…

Theo ông Tiến, tỷ lệ thí sinh vi phạm quy chế thi năm nay có giảm hơn so với năm trước. “Tôi có gặp một số học sinh, khi trao đổi thì các em rất hài lòng về đề thi hiện nay, không quá dễ cũng không quá khó. Có hai phần là đại trà để đánh giá chung và phần nâng cao để phân hóa để chọn những thí sinh có tài năng thực sự. 

Đây là lần đầu tiên thực hiện kỳ thi hai trong một, tôi cũng mong năm tới sẽ làm tốt hơn.

Thực tế trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay vẫn còn xuất hiện hội đồng chỉ có 1 thí sinh dự thi, trong khi số cán bộ túc trực, phục vụ cho hội đồng này vẫn rất đông. Nhiều ý kiến cho rằng, hình ảnh đó với lời cam kết từ phía Bộ GD&ĐT là tiết kiệm, tránh lãng phí trái hẳn nhau. 

Ông Lê Như Tiến thì cho rằng, vẫn phải chờ một sự tổng kết toàn diện từ Bộ GD&ĐT. Nhưng nhìn chung theo quan điểm của ông Tiến thì dư luận xã hội cũng cảm thấy phù hợp.

“Nếu Bộ GD&ĐT rút kinh nghiệm ở một số hội đồng thi như giám thị ký nhầm khiến học sinh thi lại, một số học sinh mang thiết bị vào phòng thi, sắp tới có tổng kết đánh giá chung và Bộ GD&ĐT phải có đánh giá toàn diện hơn để rút kinh nghiệm cho các kỳ thi sau” ông Tiến cho biết.

Trước nhiều quan điểm cho rằng, để giảm nhẹ và đơn giản hơn cho việc tốt nghiệp của học sinh phổ thông, kỳ thi tốt nghiệp hoặc xét tốt nghiệp cần giao cho các địa phương tổ chức.

Ông Lê Như Tiến cho rằng, bản thân ông đã nói một vài lần trên diễn đàn Quốc hội thì đối với kỳ thi tốt nghiệp không nên làm nặng nề.

Quan điểm ông Tiến là nên xét tốt nghiệp trong cả 3 năm học, giao cho địa phương là các Sở GD&ĐT, các UBND các tỉnh, thành phố đứng ra tổ chức.

“Tiến tới phổ cập THPT thì áp lực đối với các em học sinh không nên nặng nề. Đó cũng là nguyện vọng chung của học sinh, phụ huynh và xã hội. Chỉ nên xét tốt nghiệp và giao cho các địa phương tổ chức” ông Tiến cho hay.
Đối với đối tượng xét vào đại học đông, có tính cạnh tranh cao hơn nên phải có một kỳ thi vào đại học. 

Nhận định thêm về cách ra đề năm nay, nhiều quan điểm cho rằng Bộ GD&ĐT chọn “phương án” an toàn khi kiến thức trong đề thi “ưu ái” hơn cho việc để tốt nghiệp, trong khi đó mức độ khó trong đề lại nhỏ nên khó có thể chọn được thí sinh có năng lực vào các trường đại học? 

Ông Lê Như Tiến bày tỏ, nếu ra đề thi để không muốn xã hội bị “sốc” về kết quả tốt nghiệp thì tại sao không giao kỳ thi về cho các tỉnh? 

Như vậy, những ý kiến bày tỏ băn khoăn về kỳ thi THPT quốc gia vừa qua như tỷ lệ đỗ giữa hai cụm thi, liệu các trường đại học có lựa chọn được đầu vào đúng với năng lực, trình độ học sinh?

Hay có thể những thí sinh đỗ đại học mà vẫn trượt tốt nghiệp? Những câu hỏi này vẫn phải chờ khi Bộ GD&ĐT công bố điểm thi và tỷ lệ đỗ, quan trọng hơn là phổ điểm của kỳ thi này được công bố công khai trong toàn xã hội. 

Xuân Trung

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình